Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành bán dẫn
Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI), ...
https://www.korea.info.vn/2024/07/han-quoc-se-ho-tro-viet-nam-phat-trien-nganh-ban-dan.html
Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI), đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
Theo Bộ KH-CN, trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Bộ KH-CN mới đây, ông Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) cho biết, Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI), đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
Theo đề nghị của Bộ KH-CN Việt Nam, KIST sẽ xem xét việc hỗ trợ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn hiện đại đặt tại VKIST (Hà Nội), trong đó có tư vấn về đào tạo, nguồn nhân lực, trang thiết bị cho nghiên cứu vi mạch, bán dẫn.
Trao đổi với ông Chang Joon Yoen, Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy khẳng định, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI. Vì vậy, để thực hiện được các chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, việc thành lập phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn là rất cần thiết.
Trước đó, trong chuyến thăm Hàn Quốc vào đầu tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI, trong đó tập trung vào phát triển đội ngũ nhân lực kỹ sư thiết kế phần mềm, khâu đóng gói, kiểm nghiệm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Theo đề nghị của Bộ KH-CN Việt Nam, KIST sẽ xem xét việc hỗ trợ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn hiện đại đặt tại VKIST (Hà Nội), trong đó có tư vấn về đào tạo, nguồn nhân lực, trang thiết bị cho nghiên cứu vi mạch, bán dẫn.
Trao đổi với ông Chang Joon Yoen, Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy khẳng định, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI. Vì vậy, để thực hiện được các chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, việc thành lập phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn là rất cần thiết.
Trước đó, trong chuyến thăm Hàn Quốc vào đầu tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI, trong đó tập trung vào phát triển đội ngũ nhân lực kỹ sư thiết kế phần mềm, khâu đóng gói, kiểm nghiệm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Nguồn: dttc.sggp.org.vn