Hàn Quốc tăng chỉ tiêu tiếp nhận lao động kỹ thuật visa E-7
Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp… Ch...
https://www.korea.info.vn/2022/08/han-quoc-tang-chi-tieu-tiep-nhan-lao-dong-e7.html
Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp…
Chính phủ Hàn Quốc mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam sang làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật, theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận, giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn...
Chính phủ Hàn Quốc mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam sang làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật, theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận, giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn...
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết vừa qua Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật (thị thực E-7), trong đó có lao động lĩnh vực đóng tàu (thợ hàn, thợ sơn, thợ điện…) theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận và giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.
Theo đó, người tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành tuyển dụng được miễn yêu cầu về kinh nghiệm làm việc; người tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng trở lên yêu cầu tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong ngành tuyển dụng tính từ thời điểm được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề liên quan.
Để đi làm việc ở Hàn Quốc theo ngành, nghề đóng tàu, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Hàn Quốc.
Cụ thể, với nghề hàn lĩnh vực đóng tàu, yêu cầu lao động có chứng chỉ nghề hàn từ trung cấp trở lên và 2 năm kinh nghiệm làm việc sau khi được cấp chứng chỉ nghề và vượt qua kỳ kiểm tra tay nghề. Các chứng chỉ nghề hàn được Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc chấp nhận như: chứng chỉ kỹ thuật hàn FCAW, GMAW, GTAW từ trung cấp trở lên do ABS, ASME, ISO, EN, KR, LR, DLVGL cấp.
Thợ điện lĩnh vực đóng tàu, yêu cầu người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành liên quan tới điện (như phát triển sản phẩm điện, thiết kế chế tạo thiết bị phát điện, thiết bị truyền tải, phân phối điện, đo lường chế ngự điện...), và có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên làm việc tại lĩnh vực liên quan hoặc người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề chuyên ngành liên quan tới điện, và có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc tại lĩnh vực liên quan.
Thợ sơn tàu, yêu cầu người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành liên quan tới sơn tàu (như chuyên ngành hóa học, công nghệ hóa học, kỹ thuật vật liệu, công nghệ đóng tàu, kiến trúc, ô tô, công nghệ máy móc… ), và có từ 1 năm trở lên kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến sơn (như sơn tàu, sơn kiến trúc, xử lý bề mặt, quản lý chất hóa học…); hoặc người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề chuyên ngành liên quan sơn tàu và có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc tại lĩnh vực liên quan tới sơn như trên.
Trường hợp có tổ chức kiểm tra tay nghề và vượt qua kỳ kiểm tra này thì sẽ miễn yêu cầu về 1 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp đại học và giảm yêu cầu về kinh nghiệm từ 5 năm xuống còn 2 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, qua số liệu điều tra của Bộ Công thương Hàn Quốc vào đầu năm 2022, Hàn Quốc có 7 tập đoàn đóng tàu và 335 công ty vệ tinh đang sử dụng 22.142 lao động trong nước, với việc bỏ chế độ phân hạn ngạch và cho phép tuyển dụng lao động visa E-7 nước ngoài số lượng tối đa bằng 20% số lao động trong nước, thì số lao động visa E-7 nước ngoài có thể tuyển dụng cho ngành này lên tới 4.428 người.
Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc cho biết, cơ quan này đã nhận được yêu cầu tuyển dụng khoảng 1.100 lao động E-7 nước ngoài ngành đóng tàu cho riêng năm 2022.
Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động cần đi qua các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và được Cục chấp thuận việc tổ chức chuẩn bị nguồn lao động cũng như hợp đồng cung ứng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quảng cáo, mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E-7 không đúng quy định pháp luật của Việt Nam và của Hàn Quốc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý người lao động cảnh giác với các thông tin quảng cáo nêu trên. Đề nghị người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề kỹ thuật thị thực E-7 (công nghệ, cơ khí, điện, điện tử, hàn,…) cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có hợp đồng cung ứng lao động thị thực E-7 được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận để được tư vấn, hướng dẫn làm hồ sơ tuyển dụng.
Nguồn: https://vneconomy.vn/lao-dong-viet-nam-lam-viec-tai-han-quoc-nhan-luong-cao-nhat-den-2-500-usd-thang.htm
Theo đó, người tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành tuyển dụng được miễn yêu cầu về kinh nghiệm làm việc; người tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng trở lên yêu cầu tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong ngành tuyển dụng tính từ thời điểm được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề liên quan.
Để đi làm việc ở Hàn Quốc theo ngành, nghề đóng tàu, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Hàn Quốc.
Cụ thể, với nghề hàn lĩnh vực đóng tàu, yêu cầu lao động có chứng chỉ nghề hàn từ trung cấp trở lên và 2 năm kinh nghiệm làm việc sau khi được cấp chứng chỉ nghề và vượt qua kỳ kiểm tra tay nghề. Các chứng chỉ nghề hàn được Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc chấp nhận như: chứng chỉ kỹ thuật hàn FCAW, GMAW, GTAW từ trung cấp trở lên do ABS, ASME, ISO, EN, KR, LR, DLVGL cấp.
Thợ điện lĩnh vực đóng tàu, yêu cầu người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành liên quan tới điện (như phát triển sản phẩm điện, thiết kế chế tạo thiết bị phát điện, thiết bị truyền tải, phân phối điện, đo lường chế ngự điện...), và có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên làm việc tại lĩnh vực liên quan hoặc người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề chuyên ngành liên quan tới điện, và có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc tại lĩnh vực liên quan.
Thợ sơn tàu, yêu cầu người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành liên quan tới sơn tàu (như chuyên ngành hóa học, công nghệ hóa học, kỹ thuật vật liệu, công nghệ đóng tàu, kiến trúc, ô tô, công nghệ máy móc… ), và có từ 1 năm trở lên kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến sơn (như sơn tàu, sơn kiến trúc, xử lý bề mặt, quản lý chất hóa học…); hoặc người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề chuyên ngành liên quan sơn tàu và có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc tại lĩnh vực liên quan tới sơn như trên.
Trường hợp có tổ chức kiểm tra tay nghề và vượt qua kỳ kiểm tra này thì sẽ miễn yêu cầu về 1 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp đại học và giảm yêu cầu về kinh nghiệm từ 5 năm xuống còn 2 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, qua số liệu điều tra của Bộ Công thương Hàn Quốc vào đầu năm 2022, Hàn Quốc có 7 tập đoàn đóng tàu và 335 công ty vệ tinh đang sử dụng 22.142 lao động trong nước, với việc bỏ chế độ phân hạn ngạch và cho phép tuyển dụng lao động visa E-7 nước ngoài số lượng tối đa bằng 20% số lao động trong nước, thì số lao động visa E-7 nước ngoài có thể tuyển dụng cho ngành này lên tới 4.428 người.
Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc cho biết, cơ quan này đã nhận được yêu cầu tuyển dụng khoảng 1.100 lao động E-7 nước ngoài ngành đóng tàu cho riêng năm 2022.
Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động cần đi qua các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và được Cục chấp thuận việc tổ chức chuẩn bị nguồn lao động cũng như hợp đồng cung ứng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quảng cáo, mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E-7 không đúng quy định pháp luật của Việt Nam và của Hàn Quốc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý người lao động cảnh giác với các thông tin quảng cáo nêu trên. Đề nghị người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề kỹ thuật thị thực E-7 (công nghệ, cơ khí, điện, điện tử, hàn,…) cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có hợp đồng cung ứng lao động thị thực E-7 được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận để được tư vấn, hướng dẫn làm hồ sơ tuyển dụng.
Nguồn: https://vneconomy.vn/lao-dong-viet-nam-lam-viec-tai-han-quoc-nhan-luong-cao-nhat-den-2-500-usd-thang.htm