Việt Nam học được gì từ kỳ tích Hàn Quốc?
Việt Nam học được gì từ kỳ tích Hàn Quốc? Ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng GĐ FPT chia sẻ rằng, nếu chỉ có mình Việt Nam bị Hàn Quốc vượt qua thì...
https://www.korea.info.vn/2017/09/viet-nam-hoc-duoc-gi-tu-ky-tich-han-quoc.html
Việt Nam học được gì từ kỳ tích Hàn Quốc?
Theo Đỗ Cao Bảo
ICTnews
Ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng GĐ FPT chia sẻ rằng, nếu chỉ có mình Việt Nam bị Hàn Quốc vượt qua thì là một nhẽ, đằng này có đến 60 quốc gia bị Hàn Quốc vượt qua thì có lẽ không phải chúng ta dốt, chúng ta sai lầm mà vì Hàn Quốc quá xuất sắc, Hàn Quốc quá giỏi.
Rất nhiều người Việt Nam chúng ta thường than thở: "Năm 1960, Nam Việt Nam còn giàu có hơn Hàn Quốc. Thời kỳ ấy, Hàn Quốc còn phải cho lính đi đánh thuê ở Nam Việt Nam để kiếm tiền...". Thế rồi chúng ta tiếc rẻ giá như...
Việt Nam học được gì từ kỳ tích Hàn Quốc? |
Nhưng chúng ta đừng buồn, đừng tiếc rẻ, bởi chúng ta không hề đơn độc, trên thế giới có ít nhất 60 quốc gia, năm 1960 đã từng giàu có hơn Hàn Quốc, ngày nay cũng bị Hàn Quốc vượt qua, trong đó có những quốc gia còn giầu có gấp 3 đến 5 lần Hàn Quốc như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mexico, Chile, Argentina...
Cứ nhìn Hàn Quốc mà tiếc rẻ thì có lẽ Philippines, Malaysia, Senegal, Zimbabwe, Zambia, Angeria... còn tiếc rẻ gấp đôi Việt Nam, bởi năm 1960, GDP đầu người của họ còn cao gần gấp 2 lần Hàn Quốc, chứ không chỉ xấp xỉ Hàn Quốc như Việt Nam chúng ta.
Có một thực tế là Hàn Quốc đã lập nên một kỳ tích có một không hai trong lịch sử nhân loại: từ năm 1961 đến năm 1995, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc, khiến cả thế giới ngưỡng mộ, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 16,18% trong 34 năm. Đặc biệt có những năm tăng trưởng GDP đầu người của Hàn Quốc lên đến con số không tưởng 33,1% (1978), 35% (1976), và 38,4% (1974). Thời kỳ tăng trưởng rực rỡ nhất của Nhật Bản và Trung Quốc cũng không đạt được sự tăng trưởng cao như Hàn Quốc (Trung Quốc có tăng trưởng trung bình 13,75% trong suốt 27 năm, từ năm 1988 đến năm 2014).
Với sự tăng trưởng kinh ngạc như vậy, GDP đầu người của Hàn Quốc đã nhảy vọt từ 109 USD (1965) lên 12.333 USD (1995), lên 20.888 USD (2006) và đạt mức 27.539 USD vào năm 2016; Còn GDP quốc gia từ 3,6 tỷ USD (1960) lên 556 tỷ USD (1995), lên 1.002 tỷ USD (2008) và đạt 1.411 tỷ USD năm 2016. Hiện tại, Hàn Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 12 thế giới và đứng thứ 4 châu Á, sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Với thu nhập bình quân đầu người 27.539 USD, trở thành quốc gia giàu có thứ 29 trên thế giới, cộng với những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, trụ cột kinh tế quốc gia như Samsung, LG và Hyundai, Hàn Quốc được cả thế giới ngưỡng mộ, gọi là "Huyền thoại sông Hàn" hay là "Kỳ tích sông Hàn".
Vì vậy Việt Nam chúng ta không có gì mà tiếc rẻ. Nếu chỉ có mình Việt Nam bị Hàn Quốc vượt qua thì là một nhẽ, đằng này có đến 60 quốc gia bị Hàn Quốc vượt qua thì có lẽ không phải chúng ta dốt, chúng ta sai lầm mà vì Hàn Quốc quá xuất sắc, Hàn Quốc quá giỏi.
Vấn đề cốt lõi là từ kỳ tích của Hàn Quốc, chúng ta rút ra được những bài học gì, đâu là những bài học thành công, đâu là con đường đi đúng đắn nhất cho dân tộc Việt, cho đất nước Việt, trên con đường xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh.
Theo góc nhìn cá nhân, kỳ tích của Hàn Quốc do các nguyên nhân chính sau:
1. Tính cách và tố chất dân tộc Hàn
2. Biết khơi dậy tinh thần dân tộc một cách mạnh mẽ
3. Bắt đầu từ nâng cao dân trí và cải cách giáo dục
4. Phát triển nông nghiệp và nông thôn
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
6. Công nghiệp hoá
7. Thể chế: Kinh tế thị trường
8. Huy động vốn đầu tư quyết liệt, kể cả cho lính đi đánh thuê
9. Lãnh đạo: Tài năng và tinh thần ái quốc của tổng thống Park Chung Hee với cung cách lãnh đạo độc tài
Trong đó nguyên nhân số 9, Park Chung Hee là quan trọng nhất, quyết định nhất. Bằng chứng là trong 18 năm dưới sự lãnh đạo của Park Chung Hee (1961-1979), Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 18,8% năm. Sau khi Park Chung Hee bị ám sát, 18 năm sau đó (1980-1996), tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn có 11,67%.
Theo Đỗ Cao Bảo
ICTnews