Người Hàn Quốc quay cuồng trong áp lực làm thêm giờ
Người Hàn Quốc quay cuồng trong áp lực làm thêm giờ Từ lúc hiện thực hóa giấc mơ mở quán bar riêng, hàng ngày Deuk-soo Lee gần như chỉ...
https://www.korea.info.vn/2015/07/nguoi-han-quoc-quay-cuong-trong-ap-luc-lam-them-gio.html
Người Hàn Quốc quay cuồng trong áp lực làm thêm giờ
Từ lúc hiện thực hóa giấc mơ mở quán bar riêng, hàng ngày Deuk-soo Lee gần như chỉ gắn liền với những ly cocktail. Công việc khá vất vả nhưng không thể nào so được với áp lực mà anh phải đối mặt thời còn làm việc cho một công ty thương mại.
"Khi vào công ty, mỗi năm tôi chỉ có 5 ngày nghỉ vì văn hóa của nơi đó là vậy. Nếu một nhân viên yêu cầu nghỉ quá 5 ngày, mọi người sẽ nghĩ anh ta bị điên, hoặc là anh ta không bận tâm đến các sếp", anh nói.
Người Hàn Quốc quay cuồng trong áp lực làm thêm giờ |
Lee cho biết để làm hài lòng sếp, anh và đồng nghiệp thường phải kéo dài giờ làm đến khuya, dù không thực sự quá bận.
"Họ chỉ ngồi một chỗ, quan sát các lãnh đạo và đoán xem khi nào thì sếp của họ sẽ rời văn phòng", anh nói.
Theo CNN, đây có thể là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao hiệu suất làm việc của người Hàn Quốc vẫn chỉ ở mức tương đối thấp, dù số giờ làm của họ thuộc nhóm cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2014, với mức trung bình là 2.057 giờ/người.
Trong khi đó, số giờ làm việc trung bình của người Mỹ là 1.789, nằm ngoài tốp 10 nước có thời gian làm việc cao nhất.
Top 10 nước có số giờ làm việc trung bình thường niên cao nhất trong OECD năm 2014 |
Trong những năm gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã thảo luận các biện pháp nhằm cải thiện đời sống của người lao động bằng cách giới hạn số giờ làm mỗi tuần theo luật. Tuy nhiên, tình trạng làm thêm giờ quá mức tiếp tục là vấn đề phổ biến nhất được đưa ra trên diễn đàn việc làm Jobplanet.
Daniel Hwang, đồng giám đốc điều hành của Jobplanet, cho biết diễn đàn là nơi người lao động chia sẻ những tâm sự không thể nói ra.
“Họ không thực sự bằng lòng với sếp của mình. Nền văn hóa này không cho phép họ thể hiện ra điều đó. Vì thế, chúng tôi cứ nghĩ rằng diễn đàn sẽ khó mà hoạt động, nhưng từ khi nó xuất hiện, mọi người bắt đầu chia sẻ rất nhiều suy nghĩ của họ”, Hwang nói.
Hwang tin rằng không ít đàn ông Hàn Quốc hình thành cách nhìn nhận về thứ bậc trong xã hội từ khi tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó đưa nó vào cả môi trường làm việc. Vì vậy, họ cảm thấy mình không thể nói "không" với sếp.
Khi mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát, không ít người lựa chọn những con đường khác, như mở quán bar giống Lee hiện nay.
"Nếu các sếp thích uống rượu thì nhân viên của họ cũng phải uống cùng", Lee nói. "Thậm chí chẳng vì lý do gì".
Thùy Linh - vnexpress.net (Theo CNN)