Người Hàn Quốc làm việc như thế nào?

Mới đây, website về việc làm JobKorea và NXB trung ương M&B đã tiến hành cuộc điều tra xã hội với chủ đề “tuổi về hưu” với 1.216 nam, n...

Mới đây, website về việc làm JobKorea và NXB trung ương M&B đã tiến hành cuộc điều tra xã hội với chủ đề “tuổi về hưu” với 1.216 nam, nữ nhân viên văn phòng. Kết quả cho thấy, độ tuổi về hưu của giới văn phòng đang ngày càng giảm, trung bình ở mức 52 tuổi.

Mức độ giảm độ tuổi về hưu giữa nam và nữ có sự khác biệt không lớn. Độ tuổi về hưu trung bình của nam giới là 54, nữ giới thấp hơn 4 tuổi là khoảng 50 tuổi. Trang chủ JobKorea cho biết, đối với câu hỏi “Tại sao bạn muốn về hưu? ”, số người có câu trả lời “Đến tuổi như vậy thì sẽ cảm nhận được việc cần phải nghỉ việc” chiếm 44.4%, nhiều nhất trong tổng số người trả lời.

Theo đó, các câu trả lời khác có thứ tự như sau:

1. Vì nhân viên làm trước tự nghỉ ở mức tuổi đó nên nghỉ theo (41.9%).
2. Vì không nhìn thấy cơ hội thăng tiến nữa (32.6%).
3. Vì cảm thấy phải nhường chỗ cho lớp sau (16.5%).

Khi nghỉ hưu, mỗi người chắc chắn sẽ đối mặt với một cuộc “khủng hoảng” nhẹ vì thay đổi môi trường. Có người cảm thấy “thừa thãi” khi bị gạt ra khỏi guồng quay của xã hội. Ở Việt Nam, nghỉ hưu được vận dụng với đúng nghĩ đen của nó. Nghỉ hưu có nghĩa là ở nhà, nghỉ ngơi, sum vầy cùng con cháu, sinh hoạt tổ dân phố. Những nhà có điều kiện thì có thêm tiết mục đi du lịch trong nước, nước ngoài.

Nhưng ở Hàn Quốc, nghỉ hưu ở độ tuổi 55-60 tuổi là khi bạn có cơ hội được bước sang một cuộc đời mới.
Đối với câu hỏi “Nếu nghỉ hưu, anh/chị sẽ làm gì?” câu trả lời có tỷ lệ cao nhất là “Bắt đầu công việc cá nhân mới như tự kinh doanh” (32.2%). Tiếp theo là câu trả lời “Sống vui vẻ, làm những gì mình muốn mà chưa làm được” (21.9%); thi lấy các chứng chỉ, tìm kiếm con đường học vấn chuyên môn (18.9%); tiếp tục xin việc tại công ty khác (18.8%). Đối với câu hỏi “chính sách kéo dài độ tuổi về hưu lên 60 tuổi có giúp gì cho việc gia hạn độ tuổi về hưu của anh/ chị?”, câu trả lời “Có” chiếm 54.6% và câu trả lời “Không” chiếm 45.4%.

Tài xế taxi tại hàn Quốc
Đối với câu hỏi “Nếu chế độ Salary peak được áp dúng thì anh/ chị có muốn tham gia?”, câu trả lời “Có, dù lương thấp nhưng có thể tiếp tục làm việc thêm” chiếm 74.8% cao hơn so với câu trả lời “Không, nếu lương giảm tôi sẽ chuyển sang công ty khác”(25.2%)

Khi còn trẻ, người Hàn Quốc sẽ làm việc chăm chỉ và tận tụy trong các công ty, xí nghiệp.

Qua nội dung của cuộc điều tra này có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong quan niệm về cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Khi nghỉ hưu, mỗi người chắc chắn sẽ đối mặt với một cuộc “khủng hoảng” nhẹ vì thay đổi môi trường. Có người cảm thấy “thừa thãi” khi bị gạt ra khỏi guồng quay của xã hội. Ở Việt Nam, nghỉ hưu được vận dụng với đúng nghĩa đen của từ này. Nghỉ hưu có nghĩa là ở nhà, nghỉ ngơi, sum vầy cùng con cháu, sinh hoạt tổ dân phố. Những nhà có điều kiện thì có thêm tiết mục đi du lịch trong nước, nước ngoài. Nhưng ở Hàn Quốc, nghỉ hưu ở độ tuổi 55-60 tuổi là khi bạn có cơ hội được bước sang một cuộc đời, cuộc sống mới. Đa số những nhân viên văn phòng khi đủ kinh nghiệm và thực lực sẽ “tách” ra để kinh doanh riêng và trở thành những 사장 (ông chủ) mới. Những người không đủ điều kiện kinh doanh thì chọn những việc đơn giản hơn như lái taxi, 부업 (nghề phụ tại nhà)…

Đa số những người lái taxi ở Hàn Quốc là những người đã nghỉ hưu, trên 60 tuổi. Những bác tài xế này thường lái xe rất cẩn thận và an toàn, không như những tài xế trẻ, ngoài ra họ cũng rất vui vẻ.

Đến Hàn Quốc, bạn sẽ thấy phần lớn các 기사님 (bác lái xe) đều đã có tuổi (đa phần từ 60 tuổi trở lên). Khi hỏi chuyện gia đình các bác mới biết, có rất nhiều người có nhà cửa đề huề, con gái trưởng thành và đang sống rất tươm tất nhưng vẫn ngày ngày dậy từ 2h sáng để đổi ca lái taxi. Tại sao họ phải đánh đổi những giây phút nhàn nhã ở nhà để làm những công việc vất vả như thế khi tuổi đã cao? Có bác thì muốn đỡ đần thêm cho con cháu, có bác thì tiết kiệm tiền đi du lịch nước ngoài, có bác chỉ đơn giản trả lời là muốn gặp gỡ mọi người, muốn được hoà nhịp cùng xã hội đang ngày ngày chuyển động…

Một câu lạc bộ leo núi của những bậc trung niên ở Hàn Quốc. Nếu để ý bạn sẽ thấy người cao tuổi Hàn Quốc rất thích mặc trang phục màu sắc sặc sỡ, nhìn họ sẽ thấy được sự trẻ trung đầy sức sống.

Vào dịp cuối tuần, nếu có cơ hội leo núi thì ngoài một số ít người trẻ, hầu như các bạn sẽ gặp toàn các bác ở độ tuổi trung niên. Một điều thú vị nữa là nếu như giới trẻ thích mặc quần áo có gam màu trầm, đơn giản thì giới trung niên, đặc biệt các “bô lão” Hàn Quốc lại rất ưa chuộng các gam màu rực rỡ như: đỏ, vàng, tím…Đó cũng là một cách họ thể hiện sự trẻ trung, khoẻ khắn và khẳng định sự hiện diện của bản thân. Giới trung niên ở Hàn Quốc càng ngày càng có ý thức giữ gìn sức khoẻ và chăm sóc hình ảnh bản thân. Họ leo núi, học đánh goft, đi du lịch nước ngoài và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Điều này không chỉ đóng góp cho lợi ích quốc gia mà còn mang lại hiệu quả rất lớn cho giới trẻ.

Những đứa trẻ sẽ không thể lười biếng, bỏ cuộc hay ỉ lại khi ngày ngày nhìn thấy bố mẹ chúng luôn chăm chỉ sống và làm việc. Đó là bài học quý giá mà không sách vở nào có thể dạy.

Nguồn: tthq

Related

Culture 3804834461726610069

TÌM TRƯỜNG

Seoul (31) Busan (11) Daejeon (8) Gwangju (7) Gyeonggi do (5) Suwon (4) Daegu (3) Incheon (2) Ulsan (2) Ansan (1) Cheonan (1) Cheongju (1) Chungcheon (1) Chungju (1) Gangwon (1) Gyeongju (1) Gyeongsang (1) Jeju (1) Jeonju (1) Mapo (1) Pohang (1) Sangnok-gu (1) Seongdong-gu (1)

Recent Posts

Thời tiết

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

item
- Navigation -